Bạo động Biến cố 13 tháng 5

Các sự kiện ban đầu

Đoàn diễu hành của UMNO có kế hoạch từ lúc 7.30 tối Thứ Ba ngày 13 tháng 5. Đến sáng ngày 13 tháng 5, người Mã Lai bắt đầu tập hợp tại dinh thự của Thủ hiến Selangor Harun Haji Idris tại Jalan Raja Muda bên rìa của Kampung Baru, song một số người đã ở đó từ tối Chủ nhật. Người Mã Lai đến từ nhiều nơi thuộc Selangor như Morib (khu vực bầu cử của Harun) và Banting, và một số người đến từ các địa phương thuộc Perak.[14] Theo báo cáo chính thức của NOC, vào khoảng 6 giờ chiều, các cuộc ẩu đả đầu tiên bùng phát tại Setapak giữa một nhóm người Mã Lai từ Gombak đang di chuyển đến nơi tụ tập và những người Hoa bên đường chế giễu họ, tình hình leo thang thành ném chai lọ và đá.[15] Tin tức về vụ việc lan đến đám đông đang tập hợp tại Jalan Raja Muda, và ngay trước lúc 6.30 chiều, nhiều người Mã Lai đã rời khỏi điểm tụ tập tại dinh thự thủ hiến và hướng đến các khu người Hoa lân cận.[7] Người Mã Lai mang theo các loại dao parangkris, họ đốt ô tô và cửa hàng, giết hại và cướp bóc trong các khu vực của người Hoa;[7] Theo Tạp chí Time, có ít nhất tám người Hoa bị giết chết trong cuộc tấn công ban đầu này.[16] Khi bạo động bùng phát, nó lan tỏa nhanh chóng và không kiểm soát được trên khắp thành phố trong 45 phút,[1] đến Jalan Campbell, Jalan Tuanku Abdul Rahman (đường Batu), Kampung Datuk Keramat, Kampung Pandan, CherasKampung Kerunchi.[17]

Trả đũa và phản ứng quân sự

Theo lời John Slimming, người Hoa bị bất ngờ và không trả đũa trong vòng hơn một tiếng.[18] Tuy nhiên, báo cáo chính thức của NOC thì cho rằng các phần tử hội kín người Hoa đã chuẩn bị trước cho rối loạn và đã hành động khi bạo động bắt đầu tại Kampung Baru.[19] Trên đường Batu, các chủ hiệu người Hoa và Ấn bắt đầu tập hợp lại thành một lực lượng phòng vệ ứng biến, trong khi một đám đông người Mã Lai nỗ lực xông vào khu vực đường Thu Kiệt (秋傑, Chow Kit) song phải đương đầu với các thành viên băng đảng hội kín có vũ trang rồi phải chạy đi.[15] Người Hoa tấn công những người Mã Lai được phát hiện trong khu vực của người Hoa, và các khách người Mã Lai trong các rạp chiếu phim bị đưa ra và giết chết.[20] Họ cũng cố đốt cháy trụ sở của UMNO trên đường Batu và bao vây đồn cảnh sát Salak South.

Đến đầu buổi tối, những người tham gia bạo động phải đối phó với cảnh sát, cảnh sát sử dụng hơi cay nhằm kiểm soát họ. Một lệnh giới nghiêm tại Kuala Lumpur trong 24 giờ được ban hành trên đài phát thanh vào lúc 7.35 giờ tối và trên đài truyền hình vào lúc 8 giờ tối. Sau đó, từ 8.30 đến 9.00 giờ tối, Tổng thanh tra cảnh sát Mohamed Salleh bin Ismael ra lệnh bắn hạ. Tiếp đến là một lệnh bắn hạ khác từ Tướng quân Tunku Osman Jiwa bên phía lực lượng vũ trang.[21] Quân đội được triển khai và họ tiến vào các khu vực chịu tác động của bạo động vào khoảng 10 giờ tối.[22] Nhiều người không biết lệnh giới nghiêm nên đã bị bắn. Một số người cũng bị bắn trong khi đứng tại lối vào và vườn nhà của họ. Các phóng viên ngoại quốc tường thuật rằng nhìn thấy các thành viên của Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai đốt các cửa hiệu của người Hoa mà không có lý do rõ ràng.[21]

Đến 5 giờ sáng hôm sau, nhà chức trách tại Bệnh viện Đa khoa Kuala Lumpur thông báo rằng có khoảng 80 người chết. Các thành viên trong đội ngũ nhân viên bệnh viện cũng tường thuật rằng các ca tử vong ban đầu từ 7 đến 8.30 tối đều là người Hoa bị các vết cắt và đâm bằng dao, song từ 8.30 đến 10.30 giờ tối thì các nạn nhân chia đều giữa người Hoa và người Mã Lai. Tuy nhiên, sau khoảng 10.30 tối thì các ca tử vong hầu như đều là người Hoa, gần như tất cả họ đều có thương tích do súng.[21]

Các sự kiện tiếp sau

Quân đội tập hợp tại các giao lộ quan trọng và tuần tra các đường phố chính, song dù có thông báo về lệnh giới nghiêm song các nam thanh niên tại các khu vực như Kampung Baru và Pudu phớt lờ lệnh này. Mặc dù hầu hết người bị giết là vào tối thứ ba và sáng thứ tư, song người Mã Lai tiếp tục đốt phá và cướp bóc cửa hiệu và nhà ở của người Hoa vào thứ năm và thứ sáu, với hơn 450 nhà bị đốt.[23] Người dân phải di dời do bạo động, hầu hết trong số đó là người Hoa, họ bị đưa đến các trung tâm tị nạn chính thức tại những nơi khác nhau trong thành phố - người Mã Lai được đưa đến sân vận động Negara, người Hoa được đưa đến sân vận động Merdeka, sân vận động Chinwoo, và trường Shaw Road. Đến chủ nhật, số lượng người Hoa tị nạn đã tăng lên đến 3.500 trong sân vận động Merdeka, 1.500 tại sân vận động Chinwoo, và 800 tại trường Shaw Road, còn số người Mã Lai trong sân vận động Negara giảm từ 650 vào thứ năm xuống còn 250 vào chủ nhật.[24] Trên một nghìn người tị nạn vẫn ở trong sân vận động Merdeka một tháng sau bạo động.

Lệnh giới nghiệm được nới lỏng trong một thời gian ngắn song nhanh chóng được áp dụng lại vào sáng thứ năm. Nó lại được giải trừ trong ba tiếng vào sáng thứ bảy. Lệnh giới nghiêm dần được nới lỏng khi tình tình dần trở lại bình thường, song cho đến cuối tháng lệnh giới nghiêm vẫn có hiệu lực từ 3 giờ chiều đến 6 giờ sáng.[25]

Bạo động tập trung tại các khu vực đô thị, và ngoại lệ là các vụ náo loạn nhỏ tại Malacca, Perak, PenangSingapore do là nơi có đông người Hoa, những nơi còn lại vẫn bình ổn.

Đến ngày 28 tháng 6 năm 1969, bạo động lại bùng phát tại Sentul khi người Mã Lai tấn công người Ấn Độ, khiến 15 người thiệt mạng.[26]

Thương vong

Theo số liệu của cảnh sát thì có 196 người bị giết trong bạo động.[27] Số liệu chính thức đưa ra con số thiệt mạng là 143 người Hoa, 25 người Mã Lai, 13 người Ấn Độ, và 15 người thuộc nhóm khác (chưa xác định),[28] song các số liệu không chính thức đưa ra con số người Hoa thiệt mạng cao hơn.[29] Các nguồn ngoại giao phương Tây khi đó đưa ra tổng số là gần 600,[1] và John Slimming ước tính số người thiệt mạng là khoảng 800 trong tuần đầu tiên,[30] trong khi những nhà quan sát và phóng viên khác đưa ra con số có 4 chữ số.[31]

439 người cũng được tường thuật là bị thương theo số liệu chính thức.[32] 753 trường hợp cố ý phóng hỏa và 211 ô tô bị phá hủy hoặc thiệt hại nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biến cố 13 tháng 5 http://www.kakiseni.com http://penangmonthly.com/penangs-forgotten-protest... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://press.princeton.edu/titles/2115.html http://www.google.com.my/#hl=en&safe=off&q=%2211th... http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2007/5/... //dx.doi.org/10.1017%2Fs0021911800137969 http://langkasa-norul.blogspot.co.uk/2013/10/the-m... https://books.google.com/books?id=64Fvi7j42wMC&pg=...